Đàm đạo với Phật Đà – Sự sống và cái chết

0Shares

Đàm đạo với Phật Đà là quyển sách nằm trong bộ sách Minh Triết Phương Đông được viết bởi hai tác giả Lý Giác Minh và Lâm Thấm. Quyển sách giúp ta chiêm nghiệm được về đời người, về những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại ảnh hưởng đến sự sống, cái chết của một người. 

Đàm đạo với Phật Đà: Đời người như dòng nước lũ

Đàm đạo với Phật Đà
Đàm đạo với Phật Đà – đọc để tĩnh tâm

Khi đàm đạo với Phật Đà, Lý Giác Minh đã đặt ra câu hỏi:

 “Xưa nay, con người luôn như “Lữ khách qua đường” giữa trời đất mênh mông, vội vã xuất hiện trên vũ đài lớn – trần gian. Đời người là cái gì, ý nghĩa cuộc đời là ở đâu?”

Để trả lời câu hỏi của Lý Giác Minh, Phật Đà nói về nhân sinh. Ông giải thích, một người để gọi là có nhân sinh thì phải có lý tính, có cảm tính và rồi biết ước mơ cho bản thân, biết cho bản thân những nhu cầu về giá trị, thẩm mỹ và đạo đức. 

Từ đó, Phật Đà kết luận đời người chỉ trong một chữ “khổ”. Qua cách nhìn của ông, “khổ” không phải là bi quan mà cũng không vì thế mà là lạc quan. Nếu ta đặt nặng sự bi quan trong cái “khổ” ta sẽ bị chúng giày vò và khổ lại càng thêm khổ. Còn nếu ta quá lạc quan khi đối diện với cái “khổ” ta sẽ bị mờ mắt, say sưa trong những thú vui vô nghĩa.

Mọi chuyện trong đời người có là niềm vui về vật chất hay tinh thần thì đều là sự biến đổi vô định thành “khổ”. Mặc dù trước mắt có thể ta đang đắm chìm trong sự hoan lạc và niềm vui, nhưng điều đó sẽ không tồn tại mãi. Sẽ có lúc mất đi và rồi chính điều đó làm ta hụt hẫng và bị vùi lấp bởi khổ đau.

Phật Đà cho rằng nếu ta hiểu nhân sinh là khổ nạn, hiểu về cái “khổ” thì ta sẽ “không sợ, không phiền lòng mà luôn luôn bình tĩnh đối mặt với mọi khó khăn, hỗn loạn.”. 

Đàm đạo với Phật Đà: Chưa hiểu được chết sao hiểu được sự sống

Đàm đạo với Phật Đà - quan niệm về sự sống và cái chết
Đàm đạo với Phật Đà – quan niệm về sự sống và cái chết
Bộ sách Minh Triết Phương Đông
Đàm Đạo Với Phật Đà thuộc bộ sách Minh Triết Phương Đông

Nói về sự sống và chết, Lý Giác Minh và Lâm Thấm không ngừng tranh luận. Người thì nói cái chết là xui xẻo, không nên nhắc đến. Người kia thì lại không đồng ý và cho rằng muốn hiểu được sự sống phải hiểu về cái chết. “Chết là một bộ phận hợp thành quan trọng của nhân sinh, là nội dung quan trọng cấu thành bản chất của nhân sinh.” 

Trong quan điểm của Phật Đà, cả sống và chết đều nên được coi trọng, chứ không nên đặt trọng cái này rồi đặt nhẹ cái kia. Nhắc lại nhân sinh quan của ông, thấy rằng cuộc sống đầy những khổ nạn. Con người muốn vượt qua khổ nạn thì phải qua được kiếp luân hồi. Vì vậy, ta mong cầu một lối sống tốt suy cho cùng thì cũng vì để có một cái chết thanh thản. 

Sinh mệnh của một người sẽ không bao giờ dừng lại, vì đó là một vòng lập của sự luân hồi. Điều này giải thích cho quan điểm sống tốt để được chết thanh thản. Sống ở đời mà gieo rắc cái ác thì chắc chắn ở đời sau sẽ phải chịu khổ, chịu luật nhân quả. Do đó, hiểu cái chết đáng sợ như thế nào thì ta mới hiểu được cách coi trọng sự sống.

Không chỉ dừng lại ở sự sống và cái chết, Đàm đạo với Phật Đà còn bàn về nhân quả đời sau, nhân cách của Phật Đà, tư tưởng giáo dục của Phật Đà,… và nhiều hơn nữa những triết lý đời sống từ Phật giáo. Hẳn là các bạn đọc không thể bỏ qua Đàm đạo với Phật Đà – quyển sách nên có để nhìn về cuộc đời. 

Các bạn có thể tìm và mua sách tại: Sbooks, Tiki, Lazada,

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại đây

0Shares
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận