Trong cái xô bồ, náo nhiệt của cuộc sống, vật chất tầm thường đang dần xâm chiếm các giá trị nhân văn. Đạo Đức Kinh của Lão Tử lại như một lời khuyên răn bổ ích khiến người ta tìm về với bản ngã của mình. Sống bằng chân tâm, tấm lòng hướng thiện để đạt được độ thanh tẩy ô uế bụi trần cho bình yên cõi lòng…
Với bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác phẩm đặc biệt này cùng mối quan hệ giữa Đạo và Đời các bạn nhé.

Đạo Đức Kinh – Kho tàng triết học Trung Hoa
Triết học Trung hoa đã trải qua lịch sử hàng nghìn năm xây dựng và phát triển hệ thống lý luận của mình. Và Đạo Đức Kinh là một trong những tác phẩm văn hóa đỉnh cao của triết học Trung Quốc, nó được viết bởi Lão Tử ông tổ của Đạo giáo từ thời Xuân Thu-Chiến Quốc.
Những nhà nghiên cứu triết học phương Đông cổ đại đã không còn quá xa lạ với cuốn sách đặc biệt này. Bởi vì cùng với sự lan truyền văn hóa, cuốn sách hiện đã được dịch và phát hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nội dung chính của Đạo Đức Kinh được chia thành 04 chương chính gồm: Đạo và Đức, Đạo ở đời, đạo trị nước, tính cách và quy luật của đạo.

Lão Tử đã lý giải về đạo theo những hiểu biết và nguyên lý rất độc đáo thể hiện quan điểm của riêng mình. Ông nói về vũ trụ, học thuyết vô thần, gọi cái bản nguyên của vũ trụ là Đạo. Đồng thời Lão Tử đã đưa ra những lý luận mới về việc coi Đạo là căn bản của những quy luật chi phối cuộc sống. Đây là cơ sở để minh triết, giải thích cho đạo, đời và đạo trị nước, đạo làm người. Những quan điểm chính trị mới mẻ của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh đã thổi luồng gió mới vào xã hội lạc hậu thời bấy giờ.
Bên cạnh việc đưa ra các lý luận mới, Lão Tử còn có những lời khuyên dành cho hậu thế, tư tưởng đi trước thời đại về bình đẳng, tự do, hòa bình. Luận điểm của Lão Tử về nhân sinh đã dạy con người ta sống trở về cùng với tự nhiên, sống thanh tịnh không bon chen với đời. Chính những điều giản dị ấy đã khiến cho Đạo Đức Kinh sống lâu bền trong lòng độc giả cũng như con người trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.
Mối quan hệ giữa Đạo và Đời
Có thể nói Lão Tử là người đầu tiên đưa ra những quan điểm minh chứng cho mối quan hệ giữa đạo và đời trong xã hội phong kiến. Ông đã lý giải về mọi duyên cớ trong nhân sinh con người làm tác động đến sự hình thành tính cách. Từ cái quy luật của trời đất hư vô trong cõi âm minh mờ mịt đến những phẩm chất của một con người. Ông dạy người dân biết sống khiêm nhường tử tế, dạy quân vương làm một vị vua tốt, thanh quan sống với đạo đức tốt đẹp.

Lão Tử còn đưa ra các triết lý hay kinh nghiệm đối nhân xử thế. Khi cuộc sống ngày càng nhiều cám dỗ và những ảnh hưởng của vật chất chi phối thì con người càng cần xem lại mình. Với bố cục gồm 3 phần: Đời sống và tác phẩm, Học thuyết, dịch Đạo Đức Kinh. Lời văn của dịch giả Nguyễn Hiến Lê thật sự nhẹ nhàng và thấm đẫm hồn cốt của tác phẩm, đi sâu vào lòng người.
Mối quan hệ giữa Đạo và Đời trong Đạo Đức Kinh được Lão Tử viết chi tiết được dịch một cách dễ hiểu, giúp cho mọi độc giả đều phải nhìn nhận lại mình. Có lẽ chính điều này đã khiến cho tác phẩm này trở thành một cuốn sách đỉnh cao của triết học phương Đông cổ đại cho đến tận ngày nay.
BTV