Ở đây ai đã từng kìm nén, giấu đi con người thật của bản thân chỉ vì để thích nghi với môi trường xã hội. Đọc sách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn chính là để đứa trẻ đó được sống với chính mình, để những tổn thương không còn phải kìm nén. Chỉ có học cách chấp nhận, đối mặt và vượt qua mới có thể hạnh phúc dài lâu.
Sự Thật Về Đứa Trẻ Bên Trong
Đứa trẻ bên trong tượng trưng cho thế giới nội tâm, phần linh hồn bên trong con người. Rất khó để nhận ra “đứa trẻ đó” vì những tác động bên ngoài đã khiến nó bị che lấp và lu mờ đi rất nhiều.

Nhận Ra Đứa Trẻ Bên Trong Mình
Vậy làm sao để nhận ra đứa trẻ bên trong mình? Điều này rất dễ cũng rất khó. Dễ đối với những người luôn vui tươi, hồn nhiên, không nghĩ nhiều, họ chỉ làm những điều họ thích, không để ý tới những thứ tiêu cực xung quanh. Đau thì nói ra, buồn cũng nói ra, yêu thì tỏ tình, không yêu thì cũng chẳng cần để ý. Khi đó, việc tìm ra “đứa trẻ nội tâm” vô cùng dễ dàng.
Nhưng đối với những người sống nội tâm, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi gia đình, xã hội thì việc tìm ra bản ngã thực sự cực kỳ gian nan. Họ không được làm điều họ thích, họ làm cái mà bố mẹ cho là đúng, làm những điều xã hội cho là tốt. Lâu dần thành quen, lâu dần rồi họ cũng chẳng nhớ việc mình thích là gì, điều mình muốn là gì nữa. Buồn chẳng nói, yêu chẳng nói, tự cho những suy nghĩ của mình là điên rồ, là quá giới hạn mà chẳng dám thể hiện.

Chỉ khi buông bỏ mọi định kiến, sống với chính mình, trải nghiệm niềm vui cuộc sống, ta mới nhận ra điều ta thực sự thích là gì, thứ ta thực sự muốn làm là gì. Đó là khi bạn đã tìm lại được chính bản thân.
Kìm Nén Dẫn Đến Đau Thương
Trong môi trường xã hội, con người đương nhiên ai cũng có những thứ phải kìm nén lại, không thể tùy hứng quá. Nhưng họ biết cách để giải phóng sự kìm nén đó để bản thân cảm thấy thoải mái, thanh thản. Ngược lại, có những người tôi cảm thấy sức chịu đựng của họ thật giỏi. Chấp nhận an phận từ bé, đặt đâu thì ngồi đấy, thích không dám nói, không thích cũng chẳng dám thưa. Sự dồn nén đó tiếp diễn kéo dài đến tận khi trưởng thành và trở thành thói quen.

“Đứa trẻ bên trong” đại diện cho tiềm thức, tinh thần, cho dòng cảm xúc nội tại bên trong con người. Khi ta kìm nén cảm xúc cũng là đang cố giấu đi đứa trẻ bên trong đó. Khi ta để cảm xúc đè nén trong lòng bấy lâu liệu trái tim có cảm thấy thoải mái? Hay đau thì tự mình cảm nhận, buồn thì tự mình gánh vác? Điều đó gián tiếp khiến ta tự gây tổn thương cho chính bản thân.
Chấp Nhận Bản Thân Bằng Cách Đọc Sách Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn
Việc chấp nhận bản thân, chấp nhận bản ngã của mình cũng là một cách để buông bỏ lớp mặt nạ, để sống thật với chính mình, cũng như giúp xoa dịu trái tim, chữa lành tâm hồn, chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.
Chấp Nhận Sự Hiện Diện Của Nỗi Đau Trong Quá Khứ
Tác giả của cuốn sách “Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn”, ông Charles Whitfield đã chỉ ra rằng cái “tôi” chân thật chỉ thể hiện ra bên ngoài trong khoảng thời gian ít ỏi 15 phút mỗi ngày. Phần còn lại chỉ là sự giả tạo để che lấp đi tổn thương và mong muốn được kiểm soát.

Khi chấp nhận sự hiện diện của nỗi đau, của cảm xúc mình kìm nén bấy lâu và những tổn thương trong quá khứ, bạn sẽ học được cách vượt qua nỗi sợ, giải phóng nỗi đau này và tránh những việc không vui lặp lại trong tương lai.
Đừng vì tổn thương mà đi làm tổn thương người khác. Đây có lẽ là câu nói phù hợp nhất trong trường hợp này. Nỗi đau khi kìm nén quá lâu giống như quả bom nổ chậm. Sự bùng phát của nó có thể diễn ra bất kỳ lúc nào, có thể ảnh hưởng đến người xung quanh.
Cách Nuôi Dưỡng “Đứa Trẻ Nội Tâm”
Một phương pháp nữa giúp chữa lành tổn thương tâm lý mà tác giả muốn gửi tới người đọc. Đó chính là phương pháp “Gọi tên cảm xúc thật” ra thành tiếng một cách chân thành và chính xác nhất. Hãy cho bản thân được phép vẽ lên bức tranh phong phú về thế giới nội tâm của mình, không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào.

Hãy tôn trọng cảm xúc thật của bản thân, cho nó được giãi bày dù có là tổn thương mất mát hay hạnh phúc. Hãy để bản thân được trải nghiệm cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố của con người. Khi đó “đứa trẻ trong ta” mới được thỏa mãn, được nhẹ lòng.
Một câu nói rất hay mà Charles Whitfield đã dạy chúng ta rằng: “One day at a time”. Tức là một ngày tại một thời điểm, hãy cứ sống hết mình cho khoảnh khắc đó. Chỉ có như vậy ta mới có thể tận hưởng trọn vẹn cảm xúc lúc đó.
Buồn thì cứ khóc, vui thì cứ cười, yêu thì nói ra, không cần phải kìm nén. Cho phép bản thân được trải nghiệm, được làm những điều mình thích, khi đó cảm xúc trong ta mới được trọn vẹn, “đứa trẻ nội tâm” mới được thỏa mãn. Kiếm thêm vài người bạn, tìm thêm vài lý tưởng sống. Đây chính là mục đích của việc đọc sách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn, chữa lành bộ phận phức tạp nhất của cơ thể – Chữa lành tâm hồn.
Để đọc thêm nhiều kiến thức về phương pháp trị liệu tâm lý, tìm ra nguồn sống và lý tưởng sống mới của bản thân, hãy ghé thăm songgiatri.com để trải nghiệm.
Chúc các bạn đọc sách vui vẻ.
Nguyễn Tuấn Anh