Tây Tạng đã được biết đến là một đất linh thiêng với những câu chuyện của Phật giáo. Và “Đường mây qua xứ tuyết” kể về chuyến đi khám phá xứ Tây Tạng của tác giả Anagarika Govinda đầy thú vị. Những câu chuyện về Phật giáo được tiết lộ cho bạn đọc. Nếu bạn muốn biết về những câu chuyện đó thì hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé.
Giới thiệu tác giả Anagarika Govinda
Tác giả Anagarika Govinda là giáo sư Phật học, nhà nghiên cứu triết học và họa sĩ người Đức. Ông được biết đến là người có kiến thức sâu rộng về Phật giáo trong đó có 12 cuốn sách do chính ông viết về Phật giáo Mật Tông. Ngoài ra, ông cũng là một trong những thành viên của Ban Quản trị Hội Phật giáo thế giới. Những cuốn sách tâm linh nổi tiếng về xứ Tây Tạng do ông viết như Nền tảng Mật giáo Tây Tạng, Đường mây qua xứ tuyết,..

Tóm tắt nội dung tác phẩm
“Đường mây qua xứ tuyết” là câu chuyện chia sẻ hành hình của tác giả về xứ sở Tây Tạng. Là một con người đã sinh ra và lớn lên ở đất trời Tây nhưng lại khao khát theo đuổi đời sống tâm linh của phương Đông. Cũng từ đây tác giả bắt đầu khám phá và chứng kiến sự thay đổi về đời sống tín ngưỡng xứ Tây Tạng trong khoảng thời gian từ thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỷ trước.
Đó cũng là thời điểm mà vùng đất này gặp những diễn biến phức tạp về chính trị dẫn đến những biến đổi về văn hóa tín ngưỡng cũng như tâm linh của xứ sở này.

Nét nổi bật trong Đường mây qua xứ tuyết
Vẻ đẹp xứ Tây Tạng
Tây Tạng là một vùng đất từ lâu vốn đã nổi tiếng với những cảnh núi non hùng vĩ cùng những điều bí ẩn. Qua tác phẩm người đọc cảm nhận được nét văn hóa của Tây Tạng khi tác giả được tiếp xúc với kịch nghệ Tây Tạng. Kịch nghệ Tây Tạng đã từng bị ảnh hưởng rất nhiều, những vấn đề ác, thiện, thị phi, tôn giáo hay không phân biệt kẻ ác, người lành mà điểm đáng chú ý trong Mật tông Tây Tạng đó là lòng vị tha, cứu độ và thương xót.
Ngoài cảnh vật thiên thì những ngôi chùa, đền xứ Tây Tạng cũng khiến người ta ngất ngây. Đó là hình ảnh những ngôi chùa quanh năm bị bao phủ bởi sương khói và mây mù. Hoặc cũng có khi là một ngôi chùa cổ kính phong rêu, cỏ mọc kín quanh cổng chùa.
Kiến thức về Phật giáo Mật Tông tại xứ Tây Tạng
Phật giáo vượt ngoài “tôn giáo”
Khi đọc “Đường mây qua xứ tuyết” người ta không đơn giản là đọc về một tôn giáo. Ở đó tác giả nói về những đức tin, lối sống cùng với mục đích của việc tu tập. Đây cũng chính là điều mà Phật giáo muốn hướng đến.
Ngoài ra, thông qua cuốn sách chúng ta cũng có cái nhìn xác đáng cho cơ sở hình thành sức mạnh của tôn giáo. Điều đó nằm ở ngay chính chúng ta khi tin rằng vào một thế lực cao siêu luôn giúp đỡ và che chở cho mình.
Đây cũng là lý do lý giải cho những câu chuyện người Việt Nam thờ cúng, đi lễ, đi chùa để cầu xin một năm bình an, sung túc, ấm no. Hay những câu chuyện về sau khi chết về đâu mà như Phật giáo thường nói những người hiền đức sẽ trở về từ cõi sáng khiến chúng ta phải biết sống hớn
Lấy vợ ở Phật giáo
Điều thú vị khi đọc cuốn sách này người ta mới biết thì ra Phật giáo Mật Tông vẫn có thể lấy vợ. Đây cũng là một kiến thức mới và mở mang cho nhiều người khi muốn tìm hiểu về Phật giáo Mật Tông. Ngoài câu chuyện lấy vợ ở Phật giáo Mật Tông, sách cũng lý giải những vấn đề đồn thổi về ở xứ Tây Tạng như hiện tượng ma quỷ, tái sinh,..
Lịch sử về Phật giáo
“Đường mây qua xứ tuyết” cung cấp nhiều kiến thức về Phật giáo cụ thể như sơ lược của Phật giáo nguyên thủy bao gồm Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông. Trong đó Phật giáo Mật Tông là một pháp môn có sự kết hợp Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo cũng là môn pháp phổ biến ở Tây Tạng ngày nay. Phật giáo nguyên thủy tuy được chia làm ba nhưng suy cho cùng cũng chỉ là những giai đoạn, phương tiện, trình độ, danh từ để hướng đến sự giác ngộ, thoát khỏi đau khổ.

Nên chọn bản dịch “Đường mây xứ tuyết” nào?
Hiện nay cuốn sách này đã được nhiều tác giả dịch sang tiếng Việt tuy nhiên bạn nên tìm cuốn do Nguyên Phong là người dịch. Bởi ông là người nổi tiếng trong việc phóng tác những đầu sách về tâm linh hay nhất tại nước ta cụ thể như Hành trình về phương Đông, Dấu chân trên cát, Minh triết trong đời sống, Bên Rặng Tuyết Sơn,…
“Đường mây qua xứ tuyết” dù không phải là người tin yêu Phật giáo nhưng sau khi đọc xong người ta cũng cảm nhận những giá trị mà Phật giáo mang đến. Bằng lời văn của một người trời Tây cùng những trải nghiệm thực tế của mình, tác giả đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của Tây Tạng cùng những kiến thức vô cùng bổ ích về Phật giáo nói chung và Phật giáo Mật Tông nói riêng.
Bên cạnh đó cũng không thể thiếu những bài học về giá trị nhân sinh, về thời gian đặc biệt là những bài học về thời gian nhắc nhở chúng ta đừng hoài phí tuổi trẻ mà hãy hành động ngay bây giờ.
Thu Nguyệt