Nỗi sợ thất bại là một điều hết sức bình thường của con người như Rachman đã nói “Không sợ hãi là bất thường, và thậm chí nguy hiểm, bởi vì nó dẫn đến việc chấp nhận rủi ro một cách ngu ngốc và khả năng lãnh đạo tồi”. Việc của bạn là đi tìm nguồn gốc để chế ngự được nỗi sợ của chính mình.
Nỗi sợ thất bại ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động
Bạn có biết nỗi sợ nào là nỗi sợ phổ biến nhất không? Đó chính là nỗi sợ nói trước đám đông. Có thể nói đây là nỗi sợ phổ biến nhất của sinh viên đại học. Một số học giả nổi tiếng đã khẳng định rằng mọi người còn sợ nó hơn sợ chết.
Đặc biệt, nỗi sợ hãi về thất bại không chỉ ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi hoặc thiếu kinh nghiệm mà theo một cuộc khảo sát năm 2018 được thực hiện bởi Norwest Venture Partners, 90% CEO thừa nhận việc sợ thất bại khiến họ thức đêm nhiều hơn bất kỳ mối quan tâm nào khác.

Nỗi sợ này ngày càng gia tăng. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ người Mỹ trưởng thành nhìn thấy cơ hội tốt để bắt đầu kinh doanh nhưng chính vì sợ thất bại đã ngăn cản họ làm điều đó. Nó đã tăng lên trong hai thập kỷ qua. Nó đang tiến gần đến ngưỡng trung bình của thế giới. Dù Hoa Kỳ từ lâu tự hào là vùng đất của những doanh nhân gan dạ.
Vì sao nỗi sợ thất bại ngày càng gia tăng?
Có một nhiều cách giải thích cho sự gia tăng này. Nhưng có 2 cách giải thích chủ yếu và phổ biến về việc gia tăng hiện nay. Đầu tiên là về phương tiện truyền thông xã hội. Nó đã biến mọi sự cố nhỏ nhặt trở thành một sự kiện huy hoàng. Điều này khiến cho con người cảm thấy sợ hãi khi thất bại dù chỉ là một điều rất nhỏ.
Thứ hai là về sự bảo bọc của cha mẹ. Đặc biệt là những đứa trẻ trong thế hệ Gen Z. Họ luôn được ba mẹ tránh hết những rủi ro hay thất bại có thể xảy ra. Vô tình nó làm mất đi khả năng chống chọi với thất bại của bọn trẻ. Khi chúng trưởng thành và thất bại, chúng sẽ khó chấp nhận nó vì chưa từng làm quen với việc này.
Nỗi sợ thất bại đến từ đâu?
Tất cả mọi nguồn gốc của nó không đều rõ ràng. Có vẻ nỗi sợ này là kết quả của những điều tồi tệ đã biết trước. Ví dụ, tôi có thể ngại thuyết trình trước lớp vì nếu thất bại, tôi sẽ không được điểm cao và ảnh hưởng đến nhóm. Nhưng thực sự nỗi sợ thất bại đến từ những kết quả không chắc chắn.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học College London, các nhà tâm lý học đã nghĩ ra một thử nghiệm trong đó những người tham gia phải quyết định giữa một loạt các trò chơi về bài bạc với phần thưởng lớn và tỉ lệ thắng và thua cao hơn.
Dựa trên điều này, họ phát hiện ra rằng những người bị lo lắng là những người không thể ước tính được xác suất có thể xảy ra tốt nhất khi họ tham gia trò chơi. Hàm ý của cuộc nghiên cứu này là nếu bạn đặc biệt lo lắng về việc thất bại, thì việc đó có giúp bạn đỡ thất bại hơn kết quả thực tế hay không?
Đặc điểm của người sợ thất bại
Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sợ thất bại có hai đặc điểm như sau. Một là tính cách định hướng thành tích thấp, nghĩa là họ không có nhiều niềm vui từ những thành tích và mục tiêu đạt được. Hai là lo lắng về bài kiểm tra cao, nghĩa là họ sợ mình không đạt kết quả tốt. Nói cách khác, họ lo lắng về những điều sắp diễn ra hơn là nghĩ về sự thành công hay đạt được thứ gì đó có giá trị.

Trên thực tế, người có chủ nghĩa hoàn hảo và người sợ thất bại đi đôi với nhau. Chúng khiến bạn tin rằng thành công không phải là làm điều gì đó thật tốt mà là không thất bại. Ngạc nhiên hơn là những người sợ thất bại không cần phải tự mình dập tắt nỗi sợ thay vào đó, cách tốt nhất là trau dồi lòng can đảm.
Nhà tâm lý học Stanley Rachman đã chỉ ra điều này trong nghiên cứu của ông vào những năm 1980. Ví dụ như lính dù và người gỡ bom. Họ cũng có xu hướng sợ thất bại và rối tung trong những trường hợp có thể rất thảm khốc. Nhưng họ cũng có thể bộc phát được lòng can đảm để hành động.
Nỗi sợ thất bại là cảm giác ai cũng sẽ phải trải qua. Điều quan trọng là bạn phải tìm cách điều khiển nó. Bạn không nên để nó điều khiển cuộc sống của chính bạn. Đón chờ bài viết mới tại đây.
Đường Gia Huệ