Review sách: Bắt trẻ đồng xanh – J.D.Salinger

0Shares

Mỗi khi cầm quyển sách “Bắt trẻ đồng xanh”, tôi nhớ đến câu nói

“Quyển sách này là một cái bẫy. Một khi đã cầm quyển sách lên, hẳn là nhiều người sẽ bị sập bẫy.”
Lần đầu tiên đọc một cuốn sách mà có cảm giác lạc lõng kinh khủng, kiểu bị bỏ rơi bởi chính người viết. Tức là, thường là tác giả sẽ có một chút gì đó gọi là định hướng cho người đọc. Nhưng David Salinger không có ý định đó. Vì ông ta chỉ viết, và viết, và sau cả tác phẩm, chỉ thấy như bị ném cho một đống giẻ mốc vào mặt.
Bắt trẻ đồng xanh
Cảm giác tức giận là cảm giác lớn nhất sau khi gấp sách lại. Tức giận vì bị tác giả lừa cho một vố đau đớn

Tác phẩm của Salinger không phải bị lên mốc, mà cái quái gì nhỉ, do cái đầu óc thối tha của tôi đã bị lên “mốc”. Lần đầu tiên giật mình nhận thấy thì ra từ trước đến nay, tôi đều thụ động đón nhận các tác phẩm. Cứ đọc và đọc, và chẳng có cái quái gì xảy ra hết.

Ngôn từ của ông ta mặc dù rất “thối”, nhưng ngẫm lại thì hóa ra ông ta cố tình làm cho tác phẩm của mình bốc mùi. Để người ta bị lu mờ tâm trí trước những ngôn từ đậm đặc chửi thề, rồi người ta bắt đầu lên án ngôn ngữ không đáng một xu văn chương.

Cảm giác tức giận là cảm giác lớn nhất sau khi gấp sách lại. Tức giận vì bị tác giả lừa cho một vố đau đớn. Ông ta dùng ngôn từ thổ tả của ông ta để che mắt thiên hạ bằng cách kể thản nhiên quá đỗi. Rồi chỉ ra cho người đọc một cái gì gọi là nhân văn sau những cái đó. Nhân văn sau những ngôn từ có vẻ như không nhân văn.

Bắt trẻ đồng xanh
Quyển sách này là một cái bẫy. Một khi đã cầm quyển sách lên, hẳn là nhiều người sẽ bị sập bẫy

Salinger viết: “Một quyển sách hay là quyển sách mà khi đọc xong, bạn muốn tác giả là một thằng bạn cực đỉnh và có thể gọi cho ổng bất cứ lúc nào” (chép theo trí nhớ, ý đại khái là vậy) Tôi muốn tóm ngay cái lão viết sách này và kéo ông ta đi uống trà đá quá đi mất. Cái lão già mắc dịch.

Giận quá, mà cũng khoái trá quá. Chưa có một quyển sách nào lại khiến tôi có nhiều cung bậc cảm xúc như thế này. Cuốn sách này cũng khá đấy, nhưng chẳng hay đâu. Nó là một cuốn sách kì cục, kể về một cậu thanh niên kì cục hay đưa ra các nhận định (có vẻ vô thưởng vô phạt) về cuộc đời và các sự kiện.

Quyển sách này là một cái bẫy. Một khi đã cầm quyển sách lên, hẳn là nhiều người sẽ bị sập bẫy.

Phúc Hằng

Đọc thêm:

Khám phá thêm những điều thú vị về sách tại THÍCH SÁCH

0Shares
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận